CÁCH PHÒNG TRÁNH RẮN ĐỘC CẮN
Nguyên nhân của các trường hợp bị rắn cắn là con người chủ động bắt rắn hoặc vô tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe dọa. Trong lao động để tránh được hoàn toàn không bị rắn cắn là rất khó. Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng để giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn:
1. Tìm hiểu để biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp, biết về thời gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất.
2. Khi gặp rắn nên chủ động tránh, nếu không tránh được thì không nên làm những cử động đột ngột làm rắn sợ. Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm.
3. Phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết khi làm việc ở những vùng rừng núi, đồng ruộng, nương rẫy như:
- Đi ủng, giày cao cổ và mặc quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ
- Dùng đèn chiếu sáng nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm
- Phải có gậy khua rắn
- Phải biết cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn.
- Thợ bắt rắn nhất thiết phải dùng kẹp để bắt rắn
4. Để phòng tránh rắn độc cắn, không nên:
- Nếu đi ở trong rừng không nên bước hoặc cho tay vào những nơi mà chưa quan sát được.
- Không nên lật tảng đá hay thân cây đổ bằng tay trần (nếu cần phải dùng gậy hay chân có đi giày).
- Không dùng tay bẻ cành cây, lấy củi trong đêm.
- Càng tránh xa rắn thì càng tốt: không biểu diễn rắn, không đe dọa rắn, không cầm, không trêu rắn ngay cả khi rắn đã chết. Đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
- Không nên ngồi cạnh gốc cây, gò đống, bờ ruộng có nhiều hang chuột, hang mối.
- Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất vì rắn hay lui tới những chỗ ấm.
- Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn.
- Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình
- Thường xuyên kiểm tra nhà phát hiện rắn, nhất là những nơi rắn hay trú ẩn như nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt.
- Để tránh bị rắn biển cắn, người dân không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu. Có thể dễ nhầm lẫn khi phân biệt giữa đầu rắn và đuôi rắn. Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển cũng có thể dễ bị rắn cắn.
Tin tức liên quan
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT NĂM 2025
- BỆNH SỐT RÉT VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
- HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2025
- HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG LAO 24/3/2025
- CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO TẠI CỘNG ĐỒNG
- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH AN TOÀN
- VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
- PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- PHÒNG CHỐNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN
- BỆNH THỦY ĐẬU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH